Tác hại của nước giếng khoan nhiễm phèn
28/Nov/2023
Chia sẻ
Ở Việt Nam, nước giếng khoan được xem là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân. Ngoài ra, nó còn dùng trong tưới tiêu, chăn nuôi và các hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nước giếng khoan hiện tại không giống ngày xưa, không còn sạch như trước mà thay thế vào đó là sự ô nhiễm nặng nề.
Cụ thể nước giếng khoan bị nhiễm phèn, nhiễm sắt ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của con người. Nó có thể ảnh hưởng tới sản xuất, nuôi trồng,... thậm chí là sức sức khỏe người sử dụng. Mặc dù biết rằng nước giếng khoan chưa được an toàn nhưng nhiều hộ gia đình vẫn phải sử dụng vì chưa có nguồn nước sạch.
Vì thế, Natural có một số cách xử lý nước giếng khoan bị nhiễm phèn, nhiễm sắt đơn giản với mong muốn góp phần nào đó giúp nhiều hộ gia đình có thể giải quyết các vấn đề mà mình đang gặp phải.
1. NƯỚC GIẾNG KHOAN LÀ GÌ?
Nước giếng khoan là nguồn nước được hút từ dưới lòng đất bằng hệ thống hút nước sâu đến chục mét hoặc vài chục mét. Hoặc bạn có thể hiểu đơn giản nước giếng khoan là nguồn nước ngầm.
Giếng khoan là hệ thống sử dụng các ống sắt hoặc nhựa đào sâu dưới lòng đất để lấy nước ngầm. Trước kia, muốn lấy được nước người ta phải khoan ống rồi dùng cơ tay để bơm nước lên. Còn hiện tại người ta đã dùng máy bơm thay vì dùng cơ tay rất mệt.
Khi có nước, nó sẽ được lọc qua bể lọc thô bao gồm nhiều vật liệu lọc nước khác nhau như: than hoạt tính, cát thạch anh, sỏi lọc nước, cát mangan,... rồi mới chảy vào bể chứa sinh hoạt và ăn uống.
Tóm lại, nước giếng khoan chưa qua thì bạn chỉ nên dùng nó để tưới cây hoặc rửa sân. Còn nếu muốn dùng trong sinh hoạt, ăn uống thì bạn phải xử lý nước giếng khoan trước khi sử dụng. Bởi lẽ, nước giếng khoan bây giờ có rất nhiều sắt, phèn và các chất độc hại.
Bể lọc nước giếng khoan ở nông thôn chưa đạt tiêu chuẩn
Khi lọc nước giếng khoan, bạn nên kết hợp các vật liệu xử lý nước giếng khoan với nhau để tạo nên hiệu quả tốt nhất. Cách làm bể lọc nước vô cùng đơn giản, nếu bạn bị khúc mắc phần nào, bạn có thể xem qua cách làm bể lọc nước giếng khoan để có bể lọc phèn tốt nhất nhé.
Nước nhiễm phèn là gì?
Nước giếng khoan bị nhiễm phèn hay còn gọi là nước nhiễm phèn là nước có màu vàng đục (hoặc màu cam), có mùi tanh, khi nếm thì có vị chua và dễ bám màu trên mọi bề mặt, đồ đạc.
Ở nhiễm phèn sẽ có các chỉ số vượt qua mức quy định như độ pH, TDS, độ cứng của nước (nước nhiễm phèn thường sẽ nhiềm chì). Những chỉ số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp chất lượng nguồn nước và hoạt động của con người mà nước giếng khoan bị nhiễm phèn mang lại.
Ví dụ: Khi giặt quần áo bằng nước nhiễm phèn, quần áo sẽ bị chuyển màu, ố vàng. Hay những đường ống, thau chậu chứa nước sẽ bị cáu cặn, bào mòn, thậm chí sẽ hỏng.
Vì thế, xử lý nước giếng khoan nhiễm phèn, xử lý nước phèn là vấn đề vô cùng cấp thiết ở mỗi hộ gia đình, đặc biệt là ở nông thôn, khu vực chưa có nước máy.
2. NGUYÊN NHÂN KHIẾN NƯỚC GIẾNG KHOAN NHIỄM PHÈN
Nước giếng khoan nhiễm phèn là do tính chất thổ nhưỡng đất phèn gây nên đặc biệt ở các vùng đồng bằng châu thổ. Cùng với đó nguy cơ nước bị nhiễm phèn, nhiễm sắt do sử dụng hệ thống dẫn nước bằng ống sắt bị han gỉ theo thời gian.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đã ảnh hưởng nghiêm trong đến mạch nước ngầm làm giảm chất lượng nguồn nước và tăng nguy cơ nhiễm một số hóa chất amoni, nitrit, asen, H2S, chì, ... gây hại cho sức khỏe con người.
Hình ảnh nước giếng khoan nhiễm phèn
Nước nhiễm phèn đang là vấn đề đáng lo ngại nhất khi sử dụng nguồn nước này. Phèn là những muối kép có cấu tạo tinh thể đồng hình (đa phần có 8 mặt) tạo nên bởi các anion sunfat SO4-2 (cũng có thể là anion selenat SeO4-2; anion phức SeF4-2 hoặc ZnCl4-2) và cation của hai kim loại có hoá trị khác nhau. Khi lượng anion sunfat quá nhiều trong nước dẫn đến hiện tượng nước bị nhiễm phèn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước.
Có 2 loại phèn đó là phèn sắt và phèn nhôm. Phèn sắt là một muối của sắt 3 sunfat kim loại kiềm hay amoni. Phèn sắt là tinh thể không màu, tan trong nước. Nước giếng khoan bị nhiễm phèn thường có màu tím vì có vết mangan. Phèn nhôm có 2 loại phèn nhôm đơn Al2.(SO 4)3.18H20 và phèn nhôm kép của muối nhôm sunfat với sunfat kim loại kiềm hoặc amoni.3
Ở miền Bắc, nước giếng khoan không có hiện tượng nhiễm mặn nhưng ở miền Nam thì nguồn nước thường bị nhiễm mặn vào những tháng đầu năm. Bạn có thể tham khảo bài Cách xử lý nước nhiễm mặn để biết thêm một chút kiến thức về nước nhiễm mặn nhé.
3. CÁCH NHẬN BIẾT NƯỚC NHIỄM PHÈN, NHIỄM SẮT
Cách nhận biết nước nhiễm phèn mà bạn nên thử
Nước giếng khoan nhiễm phèn, nhiễm sắt thường có một số hiện tượng như là nước có vị chua, có mùi tanh nhưng nước vẫn trong. Khi đổ nước ra chậu để khoản 10 - 15 phút thì nước bắt đầu kết tủa, chuyển sang màu vàng gạch và nổi váng trên mặt nước. Một dấu hiệu nữa để nhận biết là nước nhà mình bị nhiễm phèn đó là quần áo bị ố vàng, xỉn màu
Ngoài ra, bạn có thể nhận biết nước nhiễm phèn bằng cách pha chè: Bạn sẽ pha chè như bình thường, nếu màu chè chuẩn sang màu đậm hơn bình thường, uống có cảm giác tanh thì nước mà bạn đang sử dụng là nước nhiễm phèn
4. TÁC HẠI CỦA NƯỚC GIẾNG KHOAN NHIỄM PHÈN, NHIỄM SẮT
Nước giếng khoan nhiễm phèn ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống con người. Đầu tiên, nó sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe con người. Tiếp theo, nước giếng khoan nhiễm phèn còn gây hại cho cây cối, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Chi tiết sẽ được Green chia sẻ dưới đây:
4.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe
Theo một số phân tích cho rằng: Nếu sử dụng nước giếng khoan bị nhiễm phèn, nhiễm sắt sẽ gây ra các bệnh như là dị ứng da, tiêu chảy, viêm đường ruột,...
Còn nếu sử dụng nước giếng khoan trong thời gian dài có thể sẽ có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, ung thư,... vì trong nước nhiễm phèn còn ẩn chứa các vi khuẩn, các chất độc hại: Asen, thủy ngân, nitrat,...
Tác hại của nước nhiễm phèn nặng, nhiễm sắt - ảnh minh họa
Nhưng trên thực tế, nước giếng khoan nhiễm phèn có tác hại:
- Asen hay Thạch tín sẽ gây ung thư da hoặc phổi
- Thủy ngân sẽ làm rối loạn hệ thần kinh trung ương của chúng ta
- Nitra là chất gây nguy hiểm cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi
- Sunfat gây tiêu chảy, tiết lị
- vân... vân...
Vì thế, các bạn cần tìm ra các cách làm nước hết phèn càng nhanh càng tốt để tránh gây hại cho sức khỏe cũng như tránh làm hư hại tới những đồ vật, thiết bị trong gia đình.
4.2. Một số tác hại khác
Nước bị nhiễm phèn còn có một số tác hại nữa đó là:
-
Nước nhiễm phèn có màu vàng đục nên khi giặt quần áo sẽ làm cho chúng bị ố vàng, xỉn màu, thô ráp, nhanh hỏng.
-
Nếu dùng nước này để tắm sẽ bị khô da, khô tốc, viêm da, vàng răng,...
-
Làm ố vàng, đóng cặn, ăn mòn và làm hoen rỉ tất cả các dụng cụ, đặc biệt là những đồ kim loại, đường ống dẫn nước.